Ngày nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, sự phát triển liên tục và thay đổi không ngừng nghỉ trong quá trình kinh doanh là điều cần thiết. Vậy làm sao để các chiến lược kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao? Điều đó đòi hỏi phải có những phương án đúng đắn và khả thi. Bên cạnh đó, yếu tố đóng vai trò quan trọng đó là quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp.

 

Việc đưa ra các phương án, phân tích các mối đe dọa đang và sẽ diễn ra từ đó tìm ra các giải pháp để giảm thiểu, ngăn chặn các tác hại đối với doanh nghiệp.

 

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro (trong tiếng anh được gọi là Risk Management) thường được thực hiện bởi quản lý, các nhà lãnh đạo. Đó là quá trình nhận dạng, phân tích tình huống, tiến hành đo lường, đánh giá rủi ro để đưa ra các giải pháp khắc phục rủi ro của các hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa các nguồn lực được sử dụng.

 

Vai trò của quản trị rủi ro

 

  • Doanh nghiệp hoạt động ổn định
  • Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược kinh doanh
  • Nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn
  • Tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp
  • Có sự an toàn cao trong các hoạt động 
  • Tỷ lệ thành công cao hơn trong các hoạt động kinh doanh

 

Quy trình quản trị rủi ro

Trong quy trình quản trị rủi ro, thông thường có 6 bước ở dưới đây:

 

Bước 1: Xác định giới hạn rủi ro

 

Ở bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong các chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đưa ra những giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro, đồng thời gắn kết song song các bước chính quản trị rủi ro với các hoạt động của doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng trong quản trị rủi ro của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào.

 

Bước 2: Nhận diện rủi ro

 

Doanh nghiệp phát hiện tất cả các sự kiện, rủi ro tiềm ẩn ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh, mục tiêu chiến lược. Sau đó, phân chia các rủi ro thành rủi ro cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để tiến hành xử lý.

 

Bước 3: Đánh giá rủi ro

 

Từ dữ liệu thu thập được ở 2 bước trên, doanh nghiệp đưa ra được những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của mình. Tiến hành đánh giá những rủi ro có khả năng hoặc không có khả năng xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời xem xét thêm các giải pháp kiểm soát rủi ro.

 

Các nhà quản trị dựa vào bảng phân nhóm rủi ro ở bước 2 để đưa ra sự ưu tiên quản lý rủi ro. Dựa trên bộ tiêu chí đo lường khả năng xảy ra của rủi ro, xác định mức độ chấp nhận rủi ro của từng loại rủi ro trong doanh nghiệp

 

Bước 4:Ứng phó rủi ro

 

Ở bước này, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các phương pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Điều cần lưu ý đó là các phương án ứng phó rủi ro phải tương thích với mức độ rủi ro và chi phí của từng phương án đã được thiết lập ở bước 1.

 

Trong một số doanh nghiệp, thường có sự kết hợp nhiều phương án ứng phỏ rủi ro nhằm đạt kết quả cao mà vẫn đảm bảo được chi phí của doanh nghiệp đó đã đưa ra.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro

 

Đây là bước các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp ứng phó và kiểm soát rủi ro bao gồm:

  • Kiểm soát phòng ngừa: là biện pháp ngăn chặn các lỗi, sự cố/ hành động  giao dịch không mong muốn xảy ra.
  • Kiểm soát phát hiện: là biện pháp giám sát hoạt động/quy trình của biện pháp kiểm soát phòng ngừa để tìm ra các lỗi, thiếu sót hay sự cố/ hành động giao dịch, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.
  • Kiểm soát khắc phục: là biện pháp xử lý vấn đề để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố/hành động giao dịch đã xảy ra.

 

Bước 6: Giám sát và báo cáo

 

Ở bước cuối cùng này, doanh nghiệp sẽ giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

 

Quản trị rủi ro là một phần công việc quan trọng trong việc hoạch định các hoạt động/ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra của doanh nghiệp để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra.

 

Hy vọng những thông tin mà Beat Đầu Tư mang đến cho các bạn sẽ thật hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đón xem.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây