Trong xã hội hiện nay, ngành Luật được cho là một trong những nghề được coi trọng nhiều và có khả năng đem lại nguồn thu nhập ở mức khá cao, đặc biệt là luật sư. Không những thế, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong xã hội cũng được đề cao. Ngoài hiểu biết về trình độ chuyên môn về luật pháp, một người luật sư có tầm và có tâm thực sự phải tuân theo các quy tắc đạo đức chuẩn mực khi hành nghề cũng như ứng xử khéo léo trong tranh tụng tại tòa, tư vấn cho khách hàng của mình.   

Khái quát về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Quy tắc đạo đức của nghề nghiệp luật sư

Đạo đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc được xã hội thừa nhận, chi phối hành vi và các mối quan hệ giữa con người với xã hội. Khi nói một người có đức tính đạo đức là ý nói một người sống theo những quy tắc rèn luyện bản thân thực hiện theo những phẩm chất quý giá của cha ông ngàn đời truyền dạy như thương người, có hiếu, sống có nguyên tắc và không đi theo những thứ xấu xa, ích kỷ cho bản thân mình. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư cũng dựa trên về lý thuyết đạo đức cơ bản trên bao gồm như quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng, cơ quan chính phủ và đồng nghiệp. Mọi luật sư phải nhận thức được vai trò của mình và làm thế nào để duy trì phẩm chất và danh dự nghề nghiệp. Tạo sự tin tưởng và tôn trọng giữa các khách hàng phát triển ngành luật nói chung và luật sư nói riêng.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Sự cẩn thận trong nghề nghiệp luật sư

Là người có kiến ​​thức chuyên môn về pháp lý, thực hiện theo yêu cầu của khách hàng khi đến tư vấn, soạn thảo văn bản, mở những cuộc tổ chức đàm phán và thương lượng, cung cấp các dịch vụ pháp lý, mỗi người luật sư phải tìm hiểu kĩ càng về những giấy tờ pháp lý khi khách hàng gửi đến, kiểm tra xem những giấy tờ thông tin trên có thật sự là thật hay không, đảm bảo yếu tố công khai minh bạch và không đươc vì những nguồn lợi trước mắt mà làm giả chứng từ, giấy tờ chữ kí cá nhân và tổ chức ảnh hưởng đến sự uy nghiêm tôn vinh của nghề luật. Cá nhân muốn hành nghề luật sư phải học thêm về chứng chỉ luật sư, có các tiêu chuẩn chung để công nhận luật sư là: quốc tịch nước sở tại; có bằng cử nhân luật; có phẩm chất đạo đức công dân tốt. Luật sư là người hoạt động khoa học dựa trên pháp lí với vai trò là những “nhà giáo dục” đạo đức và pháp luật cho những người không chuyên về luật và ưu tiên luôn là bảo vệ công lý, người dân, công bằng xã hội.

Quy tắc ứng xử của nghề luật sư cần có

Trước khi trở thành luật sư, cần phải rèn luyện tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình với công việc, không ngại khó, ngại khổ, coi trọng trách nhiệm với đồng nghiệp và người khác. Ngoài ra không được để áp lực về vật chất, tinh thần hoặc các áp lực khác liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng mình. Luật sư có nhiệm vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành luật thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững chất lượng và uy tín nghề nghiệp. Làm đúng, thực hành và sống có văn hóa xứng đáng được xã hội tin tưởng và tôn trọng đối với những đồng nghiệp đang làm nghề luật đối với mình. 

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Những điều cần tránh trong nghề luật sư

Là người được kế thừa sức mạnh của pháp luật, có kiến thức chuyên môn về các quy định của pháp luật. Luật sư phải là một “nhân viên” tuân thủ pháp luật, không trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất cứ điều gì ảnh hưởng xấu ngành luật, làm tổn hại đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của luật sư. Luật sư không được tư vấn hoặc hỗ trợ khách hàng tham gia vào hoạt động bất hợp pháp hoặc gian lận. Điển hình, nếu khách hàng yêu cầu luật sư làm điều trái pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì luật sư đó phải bãi nại hoặc rút đơn kiện.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Luật sư chỉ thụ lý các vụ việc theo đúng kỹ năng và xử lý các vụ việc theo phạm vi khách hàng yêu cầu. Không nhận chuyển nhượng nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột lợi ích với các khách hàng khác. Trong quan hệ với khách hàng, luật sư không nên để những áp lực về tài chính làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ. Người đại diện pháp luật phải đưa ra những lời khuyên mới cho khách hàng một cách công minh nhất.

Tôn trọng đồng nghiệp trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Tôn trọng đồng nghiệp trong quy tắc đạo đức của nghề luật sư

Như vậy, chúng ta đã làm rõ được rằng thế nào là định nghĩa khái quát về quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề nghiệp luật sư trong xã hội như trên. Ngoài ra mối quan hệ trong ứng xử của những người đồng nghiệp hành nghề cũng quan trọng không kém. Đầu tiên là thái độ tôn trọng, nếu có những buổi phê bình, đóng góp ý kiến trong quá trình tranh tụng hay họp mặt. Các luật sư nên lựa lời thích hợp để nêu lên quan điểm của mình khi có tranh luận với những đồng nghiệp khác khi đang bất đồng quan điểm, luôn giữ thái độ bình tĩnh và xây dựng ý kiến cá nhân một cách khách quan tránh dùng những lời lẽ có thể gây mất đoàn kết hay xúc phạm một cá nhân hay tổ chức.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Tôn trọng đồng nghiệp trong ứng xử nghề nghiệp luật sư

Ngoài ra, nếu một cá nhân đồng nghiệp nào có khó khăn trong việc hành nghề đừng ngần ngại mà hãy giúp đỡ, hợp tác nhau đi lên tạo nên một cộng đồng luật sư vũng mạnh trong ngành Luật. Hãy luôn đặt chữ “Tâm” lên trước mọi thứ, cùng nhau phát triển và cạnh tranh một cách công bằng giữa những công ty luật với nhau. Không vì những lợi nhuận trước mắt mà làm những hành động xấu ảnh hưởng đến uy tín, danh dự phẩm chất của người hành nghề Luật. 

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Kết luận

Bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn những phẩm chất quý giá về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong xã hội. Nếu bạn muốn trong muốn tương lai mình có thể sử dụng sức mạnh lời nói để bảo vệ lẽ phải và công chính, chắc chắn ngành nghề luật sư sẽ là nghề phù hợp đối với bạn. Chúc bạn thành công!!! 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây