Trong khuôn khổ bài học Vật lý 10, các kiến thức lý thuyết cũng như ví dụ về hiện tượng dính ướt và không dính ướt là hết sức quan trọng. Bởi nhờ đó, bạn có thể giải thích được những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống liên quan đến vấn đề này. Cùng tham khảo nội dung chia sẻ quan trọng về bài học này ngay dưới đây nhé.
1. Quan sát thí nghiệm ví dụ về hiện tượng dính ướt và không dính ướt
Ta nhỏ một giọt nước lên bề mặt thủy tinh sạch thì nước chảy lan ra. Còn khi ta nhỏ một giọt thủy ngân lên bề mặt thủy tinh đó thì nó lại thu lại dưới dạng hình cầu hoặc hơi dẹt do sự tác động của trọng lực.
Lúc này, người ta nói rằng nước dính ướt mặt thủy tinh, thủy ngân không dính ướt mặt thủy tinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy vào bản chất của chất lỏng và chất rắn mà hình thành nên hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
2. Giải thích ví dụ về hiện tượng dính ướt và không dính ướt trên
Hiện tượng dính ướt hay không dính ướt phụ thuộc vào sự khác nhau về lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng.
Đặt trong mối tương quan, nếu lực hút sản sinh giữa phân tử chất rắn với chất lỏng “nhỉnh” hơn so với lực hút giữa phân tử chất lỏng với nhau thì khi đó ta sẽ gọi đó là hiện tượng dính ướt.
Ngược lại, nếu lực hút giữa các phân tử rắn với các phân tử chất lỏng yếu hơn thì xảy ra hiện tượng không dính ướt.
3. Ứng dụng của hiện tượng dính ướt
Hiện tượng dính ướt có rất nhiều ứng dụng khác nhau, đặc biệt là trong ngành nghề tuyển quặng.
Muốn loại bỏ quặng bẩn, người ta sẽ nghiền quặng thành hạt nhỏ rồi đổ vào hỗn hợp nước pha dầu chỉ dính ướt quặng và quấy lên. Sự pha trộn này sẽ sản sinh những bọt không khí rồi chúng bọc trong những màng dầu. Vì dầu chỉ dính ướt quặng nên quặng bám vào các màng dầu bao quang bọt khí, các hạt quặng khí nổi lên với bọt khí, còn quặng bẩn thì lắng xuống đáy.
4. Dạng mặt chất lỏng ở chỗ tiếp giáp với thành bình
Khi chất lỏng dính ướt thành bình thí nghiệm, lực hút giữa các phân tử chất rắn và chất lỏng sẽ kéo mép của chất lỏng lên. Lúc này, chúng làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lõm. Chẳng hạn như, mặt nước đựng trong bình thủy tinh là mặt lõm.
Trái lại, khi chất lỏng không dính ướt với thành bình, lực hút giữa các phân tử chất lỏng kéo mép chất lỏng sẽ hạ xuống. Vì thế, mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lồi. Chẳng hạn như, mặt thủy ngân đựng trong bình thủy tinh là mặt lồi.
5. Câu hỏi: Tại sao kim dính mỡ có thể nổi trên mặt nước?
Đáp án:
Theo nguyên lý, người ta còn phân biệt mức độ dính ướt thành 2 loại: dính ướt hoàn toàn và dính ướt không hoàn toàn. Đồng thời, với hiện tượng không dính ướt cũng như vậy.
Sự dính ướt giữa nước và thủy tinh thường được coi là dính nước hoàn toàn. Trong khi đó, sự không dính ướt giữa thủy ngân và thủy tinh thường được xem là không dính nước hoàn toàn. Trong phạm vi chương trình Vật lý phổ thông, chúng ta chỉ có thể khảo sát sự dính ướt (hoặc không dính ướt) hoàn toàn.
Trên đây là một số ví dụ về hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Đồng thời, còn là tổng hợp các nội dung lý thuyết quan trọng trong bài học Vật lý 10.
- Hiểu một cách đơn giản, hiện tượng dính ướt là một vật liệu nào đó bị dính chất lỏng và bị ướt. Chất lỏng khi đó sẽ chảy rộng ra khắp trên bề mặt tiếp xúc và có hình dạng bất kỳ.
- Còn hiện tượng không dính ướt là vật liệu nào đó tiếp xúc với bề mặt chất lỏng mà vẫn giữ nguyên được trạng thái khô ráo, chất lỏng có xu hướng vo tròn, sau đó lại xẹp xuống.
Nắm chắc những kiến thức bổ ích trên để làm bài tập thật tốt nhé các bạn!